Thủ tục hành chính

Xác nhận Bản khai cá nhân người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học
 
Xác nhận Bản khai cá nhân người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ 
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
c. Trình tự tiếp nhận:
    Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ, hợp lệ và nội dung hồ sơ:
1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận
2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện cho đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người đến nộp hồ sơ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. 
Bước 3Xử lý hồ sơ
1. Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân phù hợp với quy định của pháp luật:
Cán bộ, công chức có quyền hạn và trách nhiệm giải quyết phải tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện để cấp kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính.
2. Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân không phù hợp với quy định của pháp luật, phải thông báo (bằng văn bản) cho công dân biết, nội dung thông báo nêu rõ lý do việc từ chối.
Bước 4. Trả kết quả
a. Địa điểm trả:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian trả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
c. Trình tự trả: Công dân nhận thông báo bản khai đã được xác nhận.
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Bản khai cá nhân: 01 bản chính theo mẫu.
2. Một trong các giấy tờ: Lý lịch; Quyết định phục viên, xuất ngũ; Giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; Giấy chuyển thương, chuyển viện; Giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác: 01 bản sao chứng thực.
3. Trường hợp có vợ (chồng) nhưng vô sinh có Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của bệnh viện y tế cấp tỉnh: 01 bản chính (trừ trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà bị liệt hai chi dưới thì không cần có Giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có vợ (hoặc chồng) nhưng vô sinh hoặc đã có con trước khi đi chiến trường, sau khi trở về không sinh thêm con nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi; nam đủ 60 tuổi).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản khai cá nhân theo mẫu số 7-HH2.      
8. Phí, lệ phí: không
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo bản khai đã được xác nhận
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
Điều kiện để hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:
- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà Quân đội mỹ đã sử dụng chất độc hoá học.
- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.
- Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.